Dùng đèn led chiếu sáng cho đúng không phải ai cũng biết
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ mà nhiều thiết bị chiếu sáng có ứng dụng cao trong đời sống ra đời, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như mức sống của con người. Trong đó không thể không nhắc tới đèn led, bóng đèn led được nhận định là dòng đèn chiếu sáng ưu việt nhất hiện nay.
Tuy nhiên, dùng đèn led để chiếu sáng cho một căn phòng hay ngôi nhà không phải việc đơn giản. Nếu bạn bỏ qua các quy tắc chiếu sáng và nhu cầu ánh sáng thực sự của căn nhà sẽ có thể dẫn đến việc lãng phí điện vì sử dụng quá nhiều đèn hoặc ánh sáng không đủ cho nhu cầu làm việc. Dưới đây là những cách dùng đèn led chiếu sáng cho đúng mà không phải ai cũng biết.
Chỉ sử dụng đèn led một kiểu chiếu sáng duy nhất
Đối với mỗi không gian sẽ thường có 3 kiểu chiếu sáng cơ bản là: chiếu sáng chung, chiếu sáng chức năng, chiếu sáng trang trí. Chiếu sáng chung là phần quan trọng trong bất kỳ thiết kế chiếu sáng nào, vì nó cung cấp ánh sáng tổng thể cho một không gian. Ánh sáng xung quanh thường được tạo ra bằng các thiết bị chiếu sáng trên cao, với góc chiếu sáng rộng như đèn âm trần, đèn tuýp, đèn ốp trần…
Chiếu sáng trang trí là kiểu chiếu sáng tạo điểm nhấn, sử dụng các loại đèn có góc chiếu hẹp tập trung ánh sáng vào một điểm làm nổi bật một vật hay một đồ đạc như: tranh ảnh, cây cối, kệ tủ,…
Chiếu sáng chức năng là loại ánh sáng phục vụ nhu cầu làm việc như đọc sách, nấu ăn, học tập nên phải đủ sáng và làm giảm độ chói để ngăn ngừa căng thẳng mắt.
Tuy nhiên trên thực tế, thường các gia đình chỉ áp dụng kiểu chiếu sáng chung. Điều này sẽ gây bất tiện và làm mất cân đối cho việc chiếu sáng cho căn phòng. Ánh sáng chung sẽ không thể giúp ích cho việc đọc sách hay nấu ăn trong bếp. Nó cũng không giúp ích cho việc chiếu sáng trang trí hay làm nổi bật thiết kế nội thất của gia đình bạn.
Để có được không gian chiếu sáng hoàn hảo chúng ta cần kết hợp các kiểu chiếu sáng một cách hợp lý và đem lại hiệu quả sử dụng tối đa.
Lựa chọn đèn chiếu sáng không phù hợp
Sự tùy tiện trong việc chọn loại đèn để lắp đặt có thể dễ dàng phá hủy diện mạo của cả ngôi nhà. Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi lắp đặt đèn led mà chủ nhà gây ra trong khi lập kế hoạch chiếu sáng cho ngôi nhà.
Đầu tiên là việc chọn đèn sai kích thước so với vị trí chiếu sáng. Đây là một trong những sai lầm phổ biến mà mọi người gây ra khi họ không dành đủ thời gian cho kế hoạch chiếu sáng. Ví dụ như một chiếc đèn panel tấm loại lớn sẽ không bao giờ phù hợp cho phòng khách nhỏ của một căn chung cư. Hay treo một chiếc đèn thả hoặc đèn trùm quá lớn sẽ làm cho không gian nội thất bị mất cân đối. Việc lựa chọn kích thước cũng như kiểu dáng, mẫu mã của đèn phải thật khéo léo để làm hài hòa với những đồ vật nội thất khác trong nhà.
Tiếp theo là việc chọn nhiệt độ màu của đèn, đây cũng là một trong những điều cần lưu ý khi chọn mua đèn led. Ánh sáng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và tinh tế cho không gian sống. Nhiệt độ màu đèn sẽ tạo hiệu ứng không khí, thiết lập tâm trạng của con người đồng thời giúp tăng khả năng tập trung, giảm các tật thị giác và tăng cường sức khỏe của con người.
Nhiệt độ màu là thước đo màu sắc của ánh sáng hay một cách để mô tả sự xuất hiện ánh sáng được cung cấp bởi bóng đèn. Nó được đo bằng độ Kelvin (K) trên thang điểm từ 1.000 đến 10.000. Nói cách khác nhiệt độ màu của ánh sáng cho phép chúng ta cụ thể hóa những cảm nhận của thị giác về ánh sáng bằng các con số.
Thông thường, nhiệt độ màu đèn được sử dụng phổ biến sẽ giao động trong khoảng từ 2000k đến 6500k.
Có 3 mức nhiệt độ màu chính thường được sử dụng trong các loại đèn led:
– Ánh sáng ấm: nhiệt độ màu < 3300K, tạo hiệu ứng cảm giác êm dịu, thoải mái phù hợp trong gia đình, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nơi cần độ cân bằng ánh sáng với nhiệt độ màu thấp.
– Ánh sáng trung tính: nhiệt độ màu trong khoảng 3300K – 5300K, đây là mức nhiệt độ màu cho ánh sáng màu vàng trắng. Hiện nay nhiệt độ màu trắng ấm được xem là ánh sáng phù hợp cho chiếu sáng dân dụng và cũng là nhiệt độ màu được lựa chọn nhiều trên thị trường.
– Ánh sáng lạnh: nhiệt độ màu đạt > 5300K, mức nhiệt độ màu này cho ánh sáng màu trắng lạnh, với ưu điểm ánh sáng mạnh thích hợp cho chiếu sáng công cộng như đèn đường, cửa hàng, trường học, bệnh viện…
Không có quy tắc trong việc lựa chọn nhiệt độ màu, nó phụ thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng. Hãy tính toán thật kĩ và cẩn thận kết hợp các nhiệt độ màu phù hợp để tạo nên một không gian chiếu sáng ấn tượng và hoàn hảo.
Cuối cùng là việc không sử dụng dimmer hoặc dùng dimmer không đúng. Nhiều chuyên gia chiếu sáng luôn khuyến khích dùng thêm dimmer cho đèn led để phù hợp mục đích sử dụng với từng khoảng thời gian khác nhau.
Dimmer đèn hay còn gọi là chiết áp là thiết bị điện có chức năng để bật tắt và điều chỉnh độ sáng của đèn. Dimmer hoạt động dựa trên sự điều chỉnh của điện trở từ đó có thể thay đổi được cường độ dòng điện giúp điều điều chỉnh độ sáng của đèn.
Dimmer dùng cho đèn led đặc biệt cần thiết cho các trường hợp như: hệ thống chiếu sáng của các nhà máy, rạp hát, các studio chụp ảnh, quay phim… Tại vì đây là những địa điểm mà cường độ ánh sáng thay đổi đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra tại các hộ gia đình, việc lắp dimmer cho đèn led cũng là điều quan trọng vì phụ kiện này sẽ giúp bạn điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho từng thời điểm và trường hợp sử dụng. Hơn nữa việc sử dụng dimmer điều chỉnh độ sáng sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ cho bóng đèn.